Caprylhydroxamic Acid
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Caprylhydroxamic Acid là thành phần trung hòa ion khoáng, nhất là sắt. Được dùng trong vai trò chất bảo quản sản phẩm, Caprylhydroxamic Acid có cơ chế hoạt động như tác nhân phân hủy sinh học, chống nấm mốc.
Trong những sản phẩm mỹ phẩm không sử dụng chất bảo quản, Caprylhydroxamic Acid thường được dùng kết hợp với một loại glycol có khả năng chống vi khuẩn, chẳng hạn như propanediol, để phát huy vai trò bảo quản cho sản phẩm.

Như chúng ta đều biết, các sản phẩm mỹ phẩm có chứa nước, điển hình như kem dưỡng da, sữa rửa mặt, toner,… đều có thể bị nhiễm khuẩn, nấm men và nấm mốc phát triển khiến sản phẩm nhanh bị hư hỏng, biến chất, gây ảnh hưởng đến người sử dụng.
Một khi vi khuẩn, nấm mốc hoặc nấm men xuất hiện trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân sẽ làm giảm thời hạn sử dụng. Các thành phần trong sản phẩm bị vi khuẩn phá vỡ khiến sản phẩm kém ổn định, giảm chất lượng. Quan trọng hơn, nhiễm khuẩn, nấm mốc trong sản phẩm có thể đưa đến số rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe và làn da.
Do đó, để chắc chắn vi sinh vật không gây ra bất kỳ vấn đề nào cho người sử dụng, các sản phẩm mỹ phẩm cần chứa một số loại chất bảo quản. Caprylhydroxamic Acid có khả năng chống nấm nên được dùng làm chất bảo quản phổ biến để giải quyết các vấn đề nói trên. Không giống như nhiều chất bảo quản khác, Caprylhydroxamic Acid hoạt động hiệu quả ở độ pH trung bình. Chất này có ưu điểm nữa chính là khả năng tương thích với hầu hết các thành phần mỹ phẩm.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Chiết xuất bột ngọc trai là gì?
Chiết xuất bột ngọc trai là loại bột được nghiền nhỏ, mịn từ những viên ngọc trai. Chiết xuất bột ngọc trai này được biết đến với công dụng làm đẹp cho phái đẹp từ cổ xưa. Từ xưa giới vua chúa, quý tộc đã sử dụng bột ngọc trai để chăm sóc sắc đẹp. Nữ hoàng Ai Cập cũng đã dùng bột ngọc trai để chăm sóc sắc đẹp của mình.
Trong hoàng tộc Philippines, trẻ nhỏ đã được cho sử dụng bột ngọc trai để giúp cho làn da sáng đẹp và săn chắc.

Châu Âu cũng đã dùng bột ngọc trai để làm đẹp và chăm sóc sức khỏe cho các gia đình hoàng gia từ rất lâu đời. Trong y học phương Đông chỉ có 2 trường phái lớn đó là Trung Quốc và Ấn Độ sử dụng bột ngọc trai như một phương thức phối hợp.
Từ sau Công nguyên, thành phần ngọc trai này đã được sử dụng để làm đẹp. Trong lịch sử, Võ Tắc Thiên là nữ đế đầu tiên biết chăm sóc sắc đẹp bằng bột ngọc trai. Người ta cho rằng đây là cách giúp cho làn da khỏe mạnh, trắng sáng.
Ngoài sử dụng trên da để chăm sóc sắc đẹp, bột ngọc trai còn được dùng như một loại dược liệu quý để giúp ổn định thần kinh, giảm căng thẳng, tĩnh tâm.
Ở Ấn Độ bột ngọc trai cũng được sử dụng như một dược liệu để cân bằng và chống lão hóa da. Bột ngọc trai vừa có khả năng chống viêm vừa có tác dụng làm ấm cơ thể, giải nhiệt. Thậm chí, thành phần này còn được coi như thành phần của nước bùa yêu.
Điều chế sản xuất
Trước khi điều chế ngọc trai khâu đầu tiên là lựa chọn ngọc trai. Người ta sẽ chọn loại ngọc tinh khiết nhất sau đó đem khử trùng bằng nước sôi. Công đoạn nghiền bột sao cho thật nhỏ, mịn. Bột ngọc trai được bảo quản cẩn thận trong lọ thủy tinh hoặc sứ để nơi thoáng mát khô ráo và không có ánh nắng chiếu trực tiếp vào thành phẩm.
Cơ chế hoạt động
Thông tin về cơ chế hoạt động của chiết xuất bột ngọc trai còn rất hạn chế.
Mallow là gì?
Cẩm quỳ tím (tên khoa học là Malva sylvestris) là loài thảo mộc có hoa mọc có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Phi. Hoa và lá của loài hoa này có thể ăn được và khá được chuộng trong nhiều món ăn tại Trung Đông và Trung Quốc.
Dịch chiết từ cây cẩm quỳ gọi là mallow (xuất phát từ “malate” trong tiếng Hi Lạp, nghĩa là mềm mại), do đặc tính của cẩm quỳ là có thể làm cho phân mềm, nhuận tràng nhờ chứa nhiều chất nhầy.

Mallow được dùng phổ biến trong y học để điều trị viêm và các vấn đề về hô hấp và tiêu hóa. Không dừng lại đó, mallow còn mang lại những lợi ích tích cực đối với làn da, như giúp làm dịu da và dưỡng ẩm cho da. Sở dĩ mallow có những công dụng này là do trong dịch chiết xuất có chứa nhiều chất nhầy, polysaccharides và tannin… Khi da bị vết bỏng hay vết ngứa do côn trùng đốt thì mallow có thể nhanh chóng làm dịu da.
Lượng lớn chất nhầy trong mallow thật sự là dưỡng chất tuyệt vời đối với da. Nó giống như một loại gel tự nhiên phủ trên bề mặt da, nhờ đó giúp da được dưỡng ẩm, hạn chế bị mất nước hay làm dịu da kích ứng.
Không ngạc nhiên khi từ lâu mallow đã được chuộng là thành phần lý tưởng trong các sản phẩm dưỡng da, chống oxy hóa cho da.
Ngoài ra, chiết xuất cẩm quỳ còn có đặc tính chống viêm, khử trùng, rất hữu ích để điều trị mụn trứng cá và kích ứng da. Ngay cả các bệnh lý ngoài da như bệnh chàm, bệnh vẩy nến cũng có thể được cải thiện đáng kể với mallow. Chiết xuất cẩm quỳ còn chứa flavonoid, vitamin C và E, là những chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp làn da ngăn ngừa tổn thương tế bào từ các yếu tố môi trường, chẳng hạn như ô nhiễm hay tác hại của tia UV).

Điều chế sản xuất
Mallow là chiết xuất thu được từ hoa, lá hoặc hạt của cây cẩm quỳ bằng phương pháp ngâm. Dịch chiết này chứa các retinol, axit ascorbic,... có tác dụng chống oxy hóa, cải thiện các tình trạng xấu cho làn da.
Cơ chế hoạt động
Sự hiện diện của polyphenol trong thành phần mallow sẽ thúc đẩy tăng độ đàn hồi lớp hạ bì, giúp các collagen được tổng hợp tích cực. Bên cạnh đó, chất polysaccharides trong mallow còn giúp điều chỉnh mức độ ẩm cho da, giúp ngăn ngừa hiện tượng khô da mặt.
Mineral oil là gì?
Mineral oil là dẫn xuất xăng dầu với các đặc điểm điển hình như nhớt, không màu, không mùi, có thể bảo quản được trong thời gian dài (do không dễ bị oxy hóa), không chứa độc tố, tạp chất và các chất gây nguy hiểm, hiếm khi gây dị ứng, giá thành rẻ.
Trong các sản phẩm làm đẹp, chỉ Mineral oil cao cấp có độ tinh khiết và nồng độ an toàn phù hợp với da mới được sử dụng trong mỹ phẩm. Mineral oil được sử dụng là loại đã được tinh chế, loại bỏ các tạp chất, độc tố gây hại cho da và sức khỏe.

Điều chế sản xuất
Mineral oil là sản phẩm phụ có được từ quá trình chưng cất dầu mỏ để sản xuất xăng, sau đó được tinh lọc nghiêm ngặt giúp loại bỏ hết các tạp chất, độc tố gây hại, chỉ giữ lại phần tinh khiết nhất.
Cơ chế hoạt động
Mineral oil ở trên bề mặt da, trong các khoảng trống giữa các tế bào và cung cấp một hàng rào kỵ nước. Rào chắn này ngăn ngừa sự mất nước qua biểu bì để giữ nước trong da. Điều này dẫn đến sự hydrat hóa biểu bì, mang đến, tính linh hoạt và sự mềm mại của lớp sừng.
Olea Europaea Fruit Oil là gì?
Olea Europaea Fruit Oil (hay Olive Fruit Oil) chính là dầu oliu mà chúng ta quen dùng trong chế biến thực phẩm. Cũng giống như những loại dầu thực vật khác, Olea Europaea Fruit Oil cũng phổ biến trong chăm sóc da nhờ tác dụng dưỡng ẩm và làm mềm, dưỡng da, nhất là với những làn da khô.
Olea Europaea Fruit Oil chứa nhiều chất béo, chất chống oxy hóa, vitamin E giúp da không bị tổn thương do tiếp xúc với tia cực tím của ánh nắng mặt trời, tránh nguy cơ ung thư da, ức chế hình thành và tăng trưởng của các khối u.

Thành phần của Olea Europaea Fruit Oil chứa nhiều axit béo, trong đó chiếm (55-83%) là axit oleic, axit linoleic chiếm từ 3.5-20% còn axit palmitic là 7-20%. Nhờ chứa polyphenols, tocopherols (đều là các loại vitamin E) và carotenoids nên dầu oliu cũng có khả năng chống oxy hóa. Đồng thời, thành phần squalene có trong dầu oliu còn có công dụng dưỡng ẩm tự nhiên rất tốt của da.
Những người sở hữu làn da khô dùng dầu oliu là một chọn lựa đáng tiền trong chăm sóc da. Tuy dầu oliu đều được chiết xuất từ oliu nhưng dựa theo mức độ tinh khiết mà phân làm nhiều loại khác nhau như sau:
-
Extra virgin
Chưa qua bất kỳ công đoạn xử lý nào nên đây là loại dầu oliu tinh khiết nhất, tốt nhất được lấy từ nước ép đầu tiên. Vì thế, giá thành của nó là cao nhất trên thị trường.
Extra virgin oliu oil giữ được những tinh túy của ô liu và chứa hàm lượng chất dinh dưỡng toàn vẹn nhất gồm nhiều vitamin A, E, nhiều axit béo không bão hòa đơn, có nồng độ axit dưới 1% và các chất chống oxy hóa.
-
Virgin
Sau extra virgin thì virgin là loại dầu thu được từ nước ép đầu tiên của quả oliu nhưng theo phương pháp cơ học và vật lý với nồng độ axit cao hơn.
-
Pure
Đây là là loại dầu đã qua một số công đoạn xử lý loại bỏ tạp chất nên độ tinh khiết của dầu đã bị giảm đi nhiều (nhưng vẫn giữ được đặc tính vốn có). Pure oliu oil giá bán rẻ hơn hai loại trên, trên thị trường loại dầu này có tên là Olive oil.
-
Extra light / light hoặc Pomace
Là loại đã qua chế biến nhiều nhất, vì thế độ nguyên chất của nó cũng giảm đi đáng kể.

Điều chế sản xuất
Từ xa xưa, người ta đã biết chiết xuất dầu oliu bằng phương pháp thủ công, dùng các cối đá chuyên dụng để nghiền và ép các quả ô liu lấy ra dầu. Ngày nay, dầu oliu được chiết xuất bằng phương pháp ép lạnh với năng suất và hiệu quả cao để đủ đáp ứng cho người tiêu dùng.
Sodium Benzoate là gì?
Sodium Benzoate (hay còn gọi Natri Benzoate), công thức hóa học là C6H5COONa, muối của acid benzoic, có dạng bột trắng, không mùi, có tính tan mạnh trong nước, là một trong số 29 chất được dùng như chất phụ gia thực phẩm.
Sodium Benzoate là một chất bảo quản vì có khả năng tiêu diệt nấm mốc và vi khuẩn, thường dùng làm chất bảo quản trong các loại bánh kẹo, mứt, nước hoa quả, nước ngọt có gas, các loại nước xốt, súp thịt, ngũ cốc, sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm, thủy sản, nước chấm, sữa lên men, cà phê…

Ngoài ra, Sodium Benzoate còn được dùng trong kem đánh răng, hóa mỹ phẩm, dược phẩm như một chất bảo quản trong mỹ phẩm (ký hiệu quốc tế là E. 211). Theo quy ước đặc tính gây độc của Tổ chức quản lý độc chất quốc tế, Sodium Benzoate được xếp vào nhóm không gây ung thư, mà thuộc nhóm “Một số người cần tránh” (Certain people should avoid), vì nó có thể gây dị ứng cho đối tượng có cơ địa “nhạy cảm với hóa chất” (tương tự bột ngọt, đường lactose, sulphite…).
Bên cạnh đó, Sodium Benzoate còn là chất tạo hương thơm và chống ăn mòn cho sản phẩm. Khi kết hợp với caffeine trong Caffeine Sodium Benzoate, nó có thể có tác dụng chống nắng, và cung cấp màng bảo vệ UVB và chống oxy hóa cho da.
Ngoài dạng được điều chế hóa học, Sodium Benzoate cũng có thể được tìm thấy tự nhiên trong các loại trái cây như trái việt quất (cranberry), đào, mận, nho, táo, quế (thành phần chính là cinnamic acid, chất đồng chuyển hóa của benzoic acid), cây đinh hương (clove), nhóm cây bách (berries)… với hàm lượng từ 10-20mg/kg.
Điều chế sản xuất Sodium Benzoate
Sodium Benzoate được sản xuất bằng cách trung hòa axit benzoic với natri bicarbonate, natri cacbonat hoặc natri hydroxit.
Cơ chế hoạt động của Sodium Benzoate
Cơ chế hoạt động bảo quản của Sodium Benzoate hoặc Natri Benzoat phụ thuộc vào các phân tử undissociated, lipophilic không dissociable axit Benzoic E210 là mạnh mẽ, và dễ dàng đi qua màng tế bào, sau đó nhập vào trong tế bào, can thiệp với các mốc và vi khuẩn và tính thấm của màng tế bào vi khuẩn, cản trở sự hấp thụ của màng tế bào chống lại các axit amin.

Sodium Benzoate truy cập vào tế bào nội bào, có thể acid lí nội bào và ức chế hoạt động của các enzym hô hấp tế bào vi khuẩn, chơi một tác dụng bảo quản.
Benzoates là chất kháng sinh phổ rộng hoạt động tốt chống nấm men, nấm mốc và một số vi khuẩn, và ức chế các vi khuẩn khác nhau ở pH 4-5 dưới tầm bắn tối đa cho phép sử dụng.
L-theanine là gì?
L-Theanine là một loại non-dietary amino acid tương tự của amino acid glutamine, thường tìm thấy trong nấm và trà xanh. Chúng đều là chất dẫn truyền thần kinh tạo thành từ glutamine (GABA và glutamate).
L-Theanine có thể xuyên qua lớp blood-brain barrier, lớp bảo vệ hệ thần kinh không bị tác nhân xấu tấn công. L-Theanine có thể tác động đến chức năng não, giúp tăng sản sinh sóng não vì vậy làm tăng cảm giác phấn chấn, giảm lo âu.
L-Theanin tác động đến khả năng dẫn truyền thần kinh não, tương tự hoạt chất Gaba, Dopamine, sự kết hợp L-Theanin với chất caffeine để cải thiện nhận thức, tâm trạng, khả năng tập trung, giảm căng thẳng, bảo vệ tim và não.
Điều chế sản xuất
Việc kiểm soát chặt chẽ các thông số Khi chiết xuất khâu kiểm soát chặt chẽ các thông số sẽ làm tăng khả năng tách đồng thời caffeine khỏi các thành phần trà khác. SFE đã được chứng minh là phương pháp tốt nhất cho quá trình khử caffein. Chiết xuất trong nước 80°C thời gian 30 phút, kích thước hạt trà 1mm, dung dịch pha ph < 6 và tỷ lệ trà trên nước ở mức 50 : 1 (ml/g) để chiết xuất tối đa và trà thành nước tỷ lệ 20 : 1 (ml/g) để tiết kiệm chi phí cùng với năng suất tối đa.

Phương pháp này không tránh khỏi mất catechin trong trà. Vẫn còn nhiều bằng sáng chế chứng minh hiệu quả của phương pháp khử caffein này vì quy trình thân thiện với người dùng, tiết kiệm năng lượng tiêu thụ và caffein có thể dễ dàng tách ra mà không cần các quá trình như đun nóng hoặc bay hơi.
Cơ chế hoạt động
L-Theanine có thể vượt qua được vách ngăn mạch máu não, tác động trực tiếp đến não, làm tăng Serotonin và Dopamine giúp hỗ trợ tăng cường trí nhớ.
L-Theanine cũng giúp làm tăng sự hoạt động của sóng não, tăng hiệu quả chất dẫn truyền, giúp mang lại giấc ngủ sâu hơn. L-Theanine còn làm tăng chất chống oxy hóa (Glutathione) giúp cơ thể tăng sức đề kháng, nếu kết hợp với caffeine giúp cải thiện nhận thức.
Isoquercitrin là gì?
Tên quốc tế: Isoquercitrin
PubChem CID: 5280804
Tên gọi khác: Isoquercetin, Hirsutrin, 3-Glucosylquercetin, Isotrifoliin, Quercetin 3-O-glucoside.
Isoquercitrin là một chất thuộc nhóm Flavonoid. Flavonoid là hợp chất cung cấp rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Flavonoid xuất hiện tự nhiên trong nhiều loại cây và rau quả như táo, hành tây, anh đào và nhiều hơn nữa. Isoquercitrin thuộc về một nhóm sắc tố thực vật được gọi là Flavonols (nhóm nhỏ của Flavonoid) mang lại màu sắc cho nhiều loại trái cây, hoa và rau củ.
Tất cả các Flavonoid đều có cấu trúc hóa học cơ bản giống nhau, hàng ngàn Flavonoid riêng biệt được xác định trong tự nhiên trên vô số các sự thay thế và kết hợp độc đáo. Cấu trúc phân tử của những phân tử này giống như Quercetin, nhưng một trong những nhóm hydroxyl trên vòng C đã được thay thế bằng một phân tử đường. Trong phân tử isoquercitrin, glucose được gắn vào C-3 của Quercetin.
Công thức hóa học của Isoquercitrin là C21H20O12, trọng lượng phân tử là 464.4 g/mol.

Isoquercitrin có nhiệt độ nóng chảy khoảng 226 độ C và là một tinh thể màu vàng ở nhiệt độ phòng. Độ hòa tan của nó trong nước thấp, chỉ 25.9 mg/l ở nhiệt độ phòng. Nó trở nên sẫm màu hơn sau khi được hòa tan trong nước kiềm.
Điều chế sản xuất Isoquercitrin
Isoquercitrin phân bố rộng rãi trong thực vật, bao gồm cây hàm ếch hay tam bạch thảo (Saururus chinensis), diếp cá (Houttuynia cordata), đỗ quyên lá vàng (Rhododendron gold leaf), đỗ quyên, bạch quả (Ginkgo biloba), dâu tắm trắng (Morus mulberry),... Tuy nhiên, hàm lượng isoquercitrin trung bình trong tự nhiên thấp, chỉ khoảng vài phần nghì, nên phần lớn được điều chế bằng phương pháp tổng hợp.

Isoquercitrin có hàm lượng tự nhiên thấp trong thực vật, và nó thường được điều chế bằng phương pháp thủy phân axit, thủy phân áp suất cao và các phương pháp khác trong công nghiệp. Các nghiên cứu đã sử dụng phương pháp sắc ký cột để tách đơn phân isoquercitrin ra khỏi dịch chiết thực vật. Tuy nhiên, do hàm lượng isoquercitrin tự nhiên trong cây trồng thấp nên phương pháp này không chỉ cho năng suất thấp mà còn phải thực hiện một khối lượng công việc lớn và tiêu tốn nhiều thuốc thử nên hạn chế phần lớn ứng dụng của nó trong thực tế công nghiệp.
Công nghệ sinh học như biến đổi vi sinh vật và biến đổi xúc tác bằng enzym, thực chất là một phản ứng trao đổi chất sử dụng các enzyme tự do hoặc enzym phức tạp để thay đổi cấu trúc của các hợp chất lạ. Nó có ưu điểm là điều kiện ôn hòa, tính chọn lọc mạnh, ít phụ phẩm, sạch và thân thiện với môi trường, giá thành rẻ. Tuy nhiên phương pháp này vẫn chưa đạt hiệu quả như mong đợi.
Hiện nay, phương pháp thủy phân bằng enzyme có ưu điểm là điều kiện phản ứng nhẹ, tính đặc hiệu mạnh, dễ kiểm soát phản ứng, khắc phục được những khuyết điểm của phương pháp điều chế isoquercitrin nêu trên. Wu Di và cộng sự đã sử dụng α-L-rhamnosidase do vi sinh vật tạo ra để biến đổi rutin, kết quả cho thấy hiệu suất của Isoquercitrin là 49,4% và độ tinh khiết của nó có thể đạt 98,3% sau khi tinh chế bằng sắc ký cột silica gel. Sun Guoxia và cộng sự đã sử dụng hesperidinase để thủy phân rutin điều chế isoquercitrin, và sử dụng chất lỏng ion để tăng sản lượng của isoquercitrin. Tỷ lệ chuyển hóa của sản phẩm cuối cùng đạt 99,27 ± 0,55%.

Cao trà xanh là gì?
Trà có lịch sử lâu đời và là một loại cây có nguồn gốc từ châu Á. Theo mức độ lên men, trà được phân thành nhiều loại khác nhau như trà xanh, hồng trà, trà trắng, trà ô long, trà đen. Trong đó, trà xanh được nghiên cứu rằng có nhiều công dụng khác nhau như hoạt tính chống virus, chống oxy hoá cũng như chống ung thư tiềm năng. Cao trà xanh, hay chiết xuất trà xanh, là một hỗn hợp polyphenol trong trà xanh đã được khử caffeine.

Cao trà xanh có chứa các hợp chất chống oxy hóa bao gồm flavonoid, vitamin, polyphenol như epigallocatechin-3-gallate (EGCG), có thể có đặc tính chống ung thư. Việc sử dụng cao trà xanh có thể mang lại hiệu quả chống lại các bệnh ung thư khác nhau bao gồm ung thư tiền liệt tuyến, ung thư dạ dày và thực quản.
Cao trà xanh còn được nghiên cứu xem xét hỗ trợ khả năng giảm cân, tăng cường sức khỏe cho tim mạch và não của bạn.
Tuy nhiên, bất chấp những lợi ích trên, điều quan trọng là cao trà xanh cũng có thể gây độc khi sử dụng quá mức. Vì vậy, hãy nói chuyện với bác sĩ và chuyên gia trước khi muốn sử dụng cao trà xanh, cũng như đọc kỹ và làm theo hướng dẫn sử dụng của cao trà xanh.
Điều chế sản xuất cao trà xanh
Với mục tiêu điều chế chiết xuất trà xanh, hay cao trà xanh có nồng độ catechin không polyme cao, có vị ngon với ít đắng và chát hơn.
Catechin không polyme trong trà xanh đã được báo cáo là có tác dụng ngăn sự gia tăng cholesterol. Để kết hợp catechin không polyme ở nồng độ cao trong trà xanh, có một phương pháp chiết xuất một lượng lớn catechin từ lá trà. Hoặc có thể thêm catechin không polyme vào đồ uống dưới dạng hòa tan. Tuy nhiên, phương pháp chiết xuất một lượng lớn catechin từ lá trà xanh có vấn đề về vị đắng và chát của lá trà sẽ mạnh hơn, nếu dịch chiết được chế ở nồng độ cao.
Để nâng cao hiệu quả của cao trà xanh, người ta đã biết các phương pháp như nghiền lá trà và sau đó chiết xuất chúng.

Một phương pháp khác để điều chế cao trà xanh (chiết xuất trà xanh) để giúp chiết xuất lượng catechin không polyme với nồng độ cao và ít vị đắng chát đã được công bố. Bao gồm việc xử lý lá trà thô, làm bất hoạt enzyme trong quá trình xử lý, làm khô lá trà xanh đến khi hàm lượng nước chiếm 20% trọng lượng hoặc ít hơn. Sau đó, chiết lá trà thu được với điều kiện tỷ lệ trọng lượng của dung môi chiết so với lá trà cần chiết là 30 hoặc nhỏ hơn.
Cơ chế hoạt động
Các thành phần dược lý có trong trà xanh đã được phân lập và chứng minh là có lợi cho sức khỏe con người. Hoạt tính dược lý chính của cao trà xanh sẽ đến từ các thành phần bao gồm polyphenol trong trà xanh, alkaloid, axit amin, polysaccharides và các thành phần dễ bay hơi khác. Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng trà xanh có hoạt tính dược lý linh hoạt, như chống oxy hóa, chống ung thư, hạ đường huyết, kháng khuẩn, kháng virus và bảo vệ thần kinh.

Phenol là gì?
Phenol là những hợp chất hữu cơ thơm trong phân tử có nhóm OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C của vòng benzen. Phenol là hóa chất màu trắng, dạng tinh thể rắn dễ bay hơi. Khi sử dụng phenol phải cẩn thận vì nó có tính axit khi tiếp xúc với da có thể bị bỏng.

Điều chế hoạt động
Lần đầu tiên phenol được chiết xuất từ nhựa than đá. Ngày nay phenol được sản xuất từ nguồn nguyên liệu có nguồn gốc từ dầu mỏ. Nguồn phenol được lấy từ sản phẩm chưng cất than đá là chủ yếu. Người ta cũng có thể sử dụng benzen để điều chế. Nhu cầu sử dụng phenol này càng cao, khoảng khoảng 7 tỷ kg/năm.
Cơ chế hoạt động
Cơ chế tác động của các hợp chất phenol là oxy hoá các thành phần tế bào, bất hoạt protein, diệt khuẩn có tính chọn lọc, biến tính các protein.
Lecithin là gì?
Lecithin là chất béo tự nhiên được tìm thấy ở nhiều nguồn động, thực vật. Trong cơ thể, lecithin được sản xuất ở gan.
Tuy nhiên, ngày nay chất lecithin đã được thương mại dùng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm và y tế. Các sản phẩm chứa chất bổ sung lecithin có thể dùng trong điều trị cholesterol cao như một biện pháp hỗ trợ cũng như dùng trong điều trị viêm loét đại tràng, ...

Trong thực phẩm, lecithin thường có nguồn gốc chủ yếu là từ đậu nành (bán dưới dạng viên nang), bên cạnh đó là từ hạt hướng dương (có cả dạng bột và dạng lỏng), trứng…. Trong khi đó, mỡ động vật, cá, bắp ít khi được dùng chế biến lecithin. Lưu ý là tuy đậu nành phổ biến nhưng lecithin từ hướng dương mới là lựa chọn tốt cho những người tránh sử dụng thực phẩm biến đổi gen. Quá trình chiết xuất lecithin từ hướng dương cũng ít sử dụng hóa chất hơn từ đậu nành.
Lecithin không phải một chất đơn lẻ mà là một nhóm các chất. Nó vừa được dùng như một chất bổ sung chất béo thiết yếu vừa được sản xuất cho nhiều mục đích khác. Chính vì mang lại nhiều tác dụng nên chúng ta cần phải sử dụng đúng liều lượng, hợp lý để không gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Điều chế sản xuất
Trước đây, lecithin được sản xuất từ não bò, nhưng về sau nó được chuyển sang chiết xuất từ trứng, gan (do những liên quan đến vấn đề về bệnh bò điên). Tuy nhiên, hiện nay hai loại lecithin phổ biến nhất được sản xuất đó là loại chiết xuất từ hạt hướng dương (Sun Flower Lecithin) và loại chiết xuất từ đậu nành (Soy Lecithin).

Cơ chế hoạt động
Lecithin hoạt động như một chất nhũ hóa, có nghĩa là nó làm cho chất béo và dầu không trộn lẫn với các chất khác.
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Tô mộc.
Tên khác: Cây gỗ vang, vang nhuộm, tô phượng.
Tên khoa học: Lignum Caesalpiniae sappan (Caesalpinia sappan L.) hay Biancaea sappan L. Thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae).
Đặc điểm tự nhiên
Cây tô mộc là một loại thực vật thân gỗ cao từ 7 - 10m, trên thân cây có gai. Lá cây tô mộc thuộc loại lá kép lông chim, bao gồm 12 đôi lá chét hoặc nhiều hơn. Lá có hình dáng tròn ở đầu hơi hẹp phía dưới và mặt dưới lá có nhiều lông. Hoa có 5 cánh mọc thành chùm, hoa màu vàng, nhị hơi lộ ra, phần dưới chỉ nhị có lông ít, bầu hoa được phủ lông màu xám. Quả tô mộc dẹt, hình trứng ngược dai dày và cứng, dài từ 7-10cm, rộng khoảng 3.5-4cm, ở trong quả có 3-4 hạt màu nâu.

Tô mộc dược liệu làm từ cây tô mộc có hình trụ hay nửa trụ tròn, đường kính từ 3-12 cm, dài 10 cm hoặc hơn. Mặt ngoài các miếng lớn có màu đỏ vang, mặt cắt ngang hơi bóng, vòng tuổi thấy rõ rệt (màu da cam), có thể thấy màu nâu tối, có mạch gỗ. Các thanh được chẻ nhỏ có màu hồng đỏ, có thể có những chỗ có màu nhạt hay đậm hơn. Chất cứng, nặng, không mùi, vị hơi se.
Phân bố, thu hái, chế biến
Phân bố: Tô mộc là cây thuốc được sử dụng ở Châu Á, đặc biệt là Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á. Ở nước ta cây tô mộc khá phổ biến, chúng mọc hoang và cũng được trồng ở nhiều nơi trên nước ta.
Thu hái: Cây tô mộc được thu hoạch vào mùa thu.
Chế biến: Người dân chặt những cây gỗ già, sau đó đẽo bỏ phần gỗ giác trắng, còn lại lấy phần gỗ đỏ bên trong, đem cưa thành khúc rồi chẻ ra thành những mảnh nhỏ, mang phơi hoặc sấy khô.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng làm dược liệu từ cây tô mộc là phần gỗ lõi màu đỏ bên trong để nguyên hay chẻ nhỏ đem phơi hoặc sấy khô.

Isodecyl neopentanoate là gì?
Isodecyl neopentanoate là este của rượu decyl mạch nhánh và axit neopentanoic. Cồn decyl là cồn béo mạch thẳng với mười nguyên tử cacbon có thể được tạo ra từ axit decanoic, một loại axit béo tự nhiên được tìm thấy trong dầu dừa và dầu hạt cọ. Axit neopentanoic là một axit cacboxylic.

Thành phần Isodecyl neopentanoate được sử dụng chủ yếu trong kem chống nắng và chăm sóc da mặt. Tuy vậy không phải ai cũng biết đây là thành phần giúp bảo vệ làn da trước những tác hại từ môi trường bên ngoài. Đặc biệt là Isodecyl neopentanoate có khả năng chống lại tia cực tím.
Trong các công thức mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác Isodecyl neopentanoate cũng đóng vai trò như chất làm mềm, dưỡng da.
Điều chế sản xuất
Hoạt chất Isodecyl neopentanoate là este của rượu decyl mạch nhánh và axit neopentanoic. Cồn decyl là rượu béo mạch thẳng với mười nguyên tử cacbon có thể được tạo ra từ axit béo tự nhiên (decanoic) được tìm thấy trong dầu hạt cọ và dầu dừa. Axit neopentanoic là một axit cacboxylic.
Cơ chế hoạt động
Trong một số nghiên cứu về loại este làm mềm mỹ phẩm đã biết trong ống nghiệm để đánh giá các đặc tính hóa lý với hiệu suất cảm biến in vivo. Este làm mềm được khảo sát isodecyl neopentanoate. Este này đã được lựa chọn cho phạm vi trọng lượng phân tử rộng với các mạch alkyl cacbon phân nhánh và/hoặc mạch thẳng phân nhánh. Đối với đánh giá in vitro và in vivo, este được thử nghiệm như nguyên liệu tinh khiết và không được đưa vào công thức hoàn chỉnh.
Các đặc tính cảm quan trong công thức chăm sóc da được tạo ra chủ yếu bởi chất làm mềm, chất điều chỉnh lưu biến, chất nhũ hóa và chất giữ ẩm. Là thành phần của công thức mỹ phẩm, các este chất làm mềm hoạt động chủ yếu như chất dưỡng ẩm, chất làm dẻo và chất điều chỉnh xúc giác khi thoa lên da.
Trong nhũ tương chăm sóc da, chất làm mềm thường được sử dụng ở mức từ 3 – 20%w/w, đại diện cho thành phần chính thứ hai sau nước. Mức độ sử dụng này khác nhau tùy thuộc vào một số thông số bao gồm thành phần pha dầu, mức độ pha trộn chất nhũ hóa, khả năng tương thích giữa các thành phần, mong muốn sau khi cảm nhận và loại, mức độ sử dụng và độ hòa tan của bộ lọc UV trong este (đối với kem chống nắng).
Do đó, chất làm mềm da đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến cảm giác da của các công thức.
Dựa trên cấu trúc hóa học của chúng, chất làm mềm có thể được phân loại thành este, hydrocacbon, glyxerit, ete, rượu béo và các dẫn xuất silicone. Khi xây dựng công thức mỹ phẩm, việc nhà phát triển sản phẩm lựa chọn chất làm mềm phụ thuộc vào một số yếu tố quan trọng như cấu trúc hóa học, độ phân cực, trọng lượng phân tử, thuộc tính lan tỏa, độ nhớt, độ hòa tan, góc tiếp xúc và sức căng bề mặt.
Sản phẩm liên quan









